Khi Nhật Bản đá không chỉ để hòa

Với vỏn vẹn 17,7% thời lượng kiểm soát bóng, ĐT Nhật Bản đã tạo ra một kỷ lục “vô đối” khi là đội cầm bóng ít nhất lịch sử giải đấu mà vẫn giành chiến thắng chung cuộc. Thú vị là ở đây: Tại sao Nhật Bản cầm bóng ít vậy vẫn thắng? Hãy cùng MANCLUB phân tích kĩ hơn qua bài viết bên dưới đây nhé. Nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều bài viết nhận định chuyên sâu hoặc những tip kèo có tỉ lệ thắng cao thì hãy tìm đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi nhé.

Kết liễu trận đấu bằng khoảnh khắc

Tiến trình trận đấu giữa Nhật Bản vs Tây Ban Nha bao gồm hai giai đoạn: 85 phút Tây Ban Nha dồn ép, và 5 phút Nhật Bản vùng lên. Khi trọng tài cắt còi báo nghỉ giữa hai hiệp, Tây Ban Nha đang cầm bóng 82%. Từ thời điểm để thủng lưới bàn thứ hai tới hết trận, tỷ lệ cầm bóng ấy không hề thay đổi. Suốt 90 phút dài đằng đẵng ấy, Nhật Bản chỉ thật sự “chơi bóng” trong 5 phút, nhưng lại là 5 phút mà người Nhật đánh cược toàn bộ vận may của họ để rốt cuộc, tấm vé đi tiếp là phần thưởng cho sự dũng cảm ấy.

Bắt đầu từ sau giờ nghỉ giải lao tới khoảnh khắc Tanaka ghi bàn, Nhật Bản không những đã “cầm bóng”, mà còn chủ động cầm bóng và chủ động tấn công, đẩy Tây Ban Nha về sâu 1/3 cuối sân. Tỷ lệ cầm bóng của Nhật Bản trong 5 phút họ ghi liền 2 bàn là 68%!

Tinh thần Samurai

Sự liều lĩnh đã được các cầu thủ Nhật Bản biểu đạt ở cấp độ cao hơn nhiều lần nếu so sánh với chiến thắng trong ngày ra quân trước Đức. Sau bàn gỡ hoà, Nhật đã không chọn đá rình rập, chịu đựng và chờ đợi thời cơ vì Tây Ban Nha khác Đức. Với bất kỳ đối thủ nào, Tây Ban Nha đều dễ dàng áp đặt và có lẽ Hajime Moriyasu hiểu rằng chỉ cần cho Tây Ban Nha thời gian, La Roja lập tức sẽ đưa trận đấu về nhịp độ họ mong muốn. Vì thế, ông muốn các học trò tận dụng lợi thế tâm lý sau bàn gỡ, mạo hiểm dâng cao trong vài phút ngắn ngủi và đánh phủ đầu Tây Ban Nha.

Kế hoạch ấy thành công rực rỡ. Từ chỗ không thể tự quyết số phận, phải vừa đá vừa nghe ngóng trận đấu còn lại giữa Đức vs Costa Rica, Nhật vươn lên vị thế của đội bóng dẫn đầu bảng đấu. Thậm chí trong một khoảng thời gian nhất định, khi Đức để Costa Rica dẫn bàn, áp lực phải ghi bàn, phải chiến thắng đã được Nhật Bản “truyền lại” cho Tây Ban Nha.

Niềm tự hào châu Á

Jose Mourinho từng có một phát biểu nổi tiếng trên Sky Sports ở nhiệm kỳ hai dẫn dắt Chelsea, là “Tại các giải đấu knock-out, một đội bóng thi đấu với áp lực phải thắng bằng mọi giá sẽ không thể chơi bóng theo đúng ý đồ và mong muốn họ đặt ra”. Trớ trêu thay, trước khi đẩy Tây Ban Nha, Đức và Costa Rica vào trạng thái ngàn cân treo sợi tóc ấy, Nhật Bản, hay nói chính xác là đội bóng của Moriyasu, đã vượt qua mặc cảm điển hình của bóng đá châu Á nói riêng và các nền bóng yếu thế nói chung: Đá để không thua.

Đây không phải tình huống mang tính hiện tượng, bởi Nhật Bản đã thắng Đức và Tây Ban Nha với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám ngược dòng còn trong trận thua Costa Rica đen đủi, các chiến binh Samurai là người áp đặt cuộc chơi từ những phút đầu tiên, và chỉ thua bởi sai lầm duy nhất trong cả trận.

Lần đầu tiên tại sân chơi World Cup, Nhật Bản mạnh mẽ bước qua định kiến về năng lực của nền bóng đá tới từ viễn Đông để giành vé vào knock-out mà không cần thấp thỏm chờ đợi tỷ số của trận còn lại, và đương nhiên, là không cần phụ thuộc vào chỉ số… fairplay. Nhật Bản đi tiếp trên tư cách “đội mạnh nhất bảng tử thần”.