Sự thay đổi của Phú Quốc sau 2 thập kỷ
Phần lớn hòn đảo rộng 593 km vuông được bao phủ bởi hệ sinh thái rừng, đồi mồi và rùa xanh làm tổ trên những bãi biển cát trắng, cùng làn nước trong vắt như pha lê với đầy những rạn san hô. Ở thời điểm đó, dân số ở đây chưa đến 45.000 cư dân, với công việc chính là đánh cá, trồng tiêu xanh, nuôi ngọc trai, chế biến hải sản và thương hiệu nước mắm số một của Việt Nam. Thiên nhiên của Phú Quốc khi ấy đã phát triển phong phú đến mức được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển vào năm 2006.
Trước đây, Phú Quốc có thể được nhắc đến và so sánh với Bali hay đảo Jeju của Hàn Quốc – những hòn đảo đã giúp quảng bá văn hóa địa phương khi họ phát triển du lịch. Nhưng giờ đây, hòn đảo lớn nhất của Việt Nam có xu hướng được so sánh với Las Vegas hoặc đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Sự phát triển như vũ bão của Phú Quốc đang trên đà dẫn tới khả năng đánh mất hình ảnh quyến rũ vốn có từng được coi là ‘thiên đường cuối cùng’ ở Việt Nam.
Giờ đây, hòn đảo được lấp đầy với hàng nghìn phòng khách sạn, căn hộ condotel, và hàng loạt các căn nhà phố thương mại như đúc ra cùng một khuôn, các căn biệt thự, và khu dân cư chạy dài tít tắp.
Kiến trúc mới
James Clark, người đã sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012, nhà sáng lập bản tin Future Southeast Asia (Tương lai Đông Nam Á), cho biết mình đã đến thăm hòn đảo lần đầu tiên vào năm 2015.
Clark nói: “Kể từ đó, tôi liên tục nghe các báo cáo về tốc độ phát triển chóng mặt của Phú Quốc, cùng với những vấn đề đi kèm với sự phát triển quá mức nhanh chóng đó”. Sau đó, ông đã một lần nữa đến thăm hòn đảo vào tháng 3/2020 và vô cùng ngạc nhiên trước những gì mình nhìn thấy.
Clark cho biết hòn đảo từng ngủ yên này đang trở thành một ‘thành phố không ngủ’.
Đến nay, Phú Quốc đã thu hút được 16,5 tỷ USD tiền đầu tư, phần lớn là từ các nhà phát triển tên tuổi của Việt Nam, theo một bài báo được Tổng cục Du lịch Việt Nam xác nhận.
Phục vụ tầng lớp trung lưu Việt Nam và khách nước ngoài
Tính đến năm 2019, Phú Quốc đã trở thành quê hương của gần 180.000 người.
Tú Quyên là một trong những cư dân địa phương đó. Chồng cô, anh Tuấn là người đã thành lập John’s Tours Phu Quoc Travel Service vào năm 2006, công ty du lịch đầu tiên được cấp phép trên đảo.
“Anh ấy bắt đầu bằng việc chở khách đến các điểm tham quan và khách sạn bằng xe gắn máy”, cô nói với Insider. “Sau đó, anh bắt đầu kết nối với các chủ tàu đánh cá địa phương để đưa khách đến các đảo nhỏ để câu cá và lặn biển”.
“Ban đầu, chúng tôi có khoảng 20 khách mỗi ngày, chủ yếu là khách nước ngoài đến từ Úc, Mỹ và Châu Âu. Không có khách Việt Nam”, Tú cho biết. Đến năm 2019, John’s Tours đón từ 200 đến 300 khách mỗi ngày. Vào thời kỳ cao điểm, con số này có thể lên tới 500 đến 700 khách một ngày.
“Sự phát triển này đã giúp ích rất nhiều cho kinh tế của hòn đảo và công ty của chúng tôi”, Tú Quyên nói.
Sân bay quốc tế Phú Quốc bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2012, mở đầu cho dòng du lịch nội địa đến hòn đảo này. Sân bay chủ yếu khai thác các đường bay từ TP.HCM và Hà Nội. Vào năm 2018, các dự án xây dựng đường băng và nhà ga hành khách thứ hai đã được công bố để đáp ứng 14 triệu hành khách mỗi năm kể từ năm 2030, tăng từ bốn triệu du khách trong thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Cục Hàng không.
Hầu hết các dự án dường như đang hướng đến tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh ở Việt Nam, với sự xuất hiện ngày nhiều của các trang web bằng tiếng Việt. Các chuyên gia được phỏng vấn trong bài báo này cho biết phần lớn trong số năm triệu du khách đã ghé thăm vào năm 2019 là người dân địa phương.
Marco Foerster, người mang trong mình dòng máu nửa Việt Nam, hiện đang là quản lý cố vấn kinh doanh quốc tế cho Dezan Shira & Associates, công ty giúp các công ty nước ngoài định cư và phát triển trong khu vực. Ông cho biết các dự án như Grand World và Grand City đã mang đến cho tầng lớp trung lưu Việt Nam một “điểm đến du lịch mang tầm cỡ quốc tế mà không cần phải rời khỏi đất nước”.
Các nhà đầu tư dường như có niềm đam mê với việc xây dựng các thị trấn và khu nghỉ dưỡng mang phong cách Châu Âu tại Phú Quốc. Những du khách đặt chân đến hòn đảo Đông Nam Á này sẽ được thông cảm nếu nghĩ rằng họ đang ở Venice, Bờ biển Amalfi hoặc Paris – bất cứ nơi nào ở bên ngoài Việt Nam.
“Thông thường, một khung cảnh đẹp mắt đã đủ cho các bài đăng trên mạng xã hội, và không ai đòi hỏi về tính xác thực của các địa điểm này”, Foerster nói thêm về sự hấp dẫn của hòn đảo đối với du khách Việt Nam.
Tuy nhiên, điều này không đúng với các du khách quốc tế, Foerster nói: “Du khách quốc tế đến thăm Phú Quốc để trải nghiệm Phú Quốc chứ không phải là một thị trấn châu Âu đầy màu sắc”.
Jeff Redi, Giám đốc điều hành của Diethelm Travel Việt Nam, cũng có quan điểm tương tự. “Một số người có thể thấy thú vị khi nhìn thấy bản sao của Venice hoặc Firenze ở Phú Quốc, nhưng tôi tự hỏi liệu đó có phải là điều mà du khách quốc tế mong đợi được trải nghiệm khi ở Việt Nam”.
Nhưng kể từ tháng 3/2020, với các quy định nghiêm ngặt về việc kiểm dịch, Phú Quốc chỉ cho phép những du khách nước ngoài đủ tiêu chuẩn được phép vào đảo. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam đang phải vật lộn với biến thể Delta dễ lây lan và việc tiêm chủng chậm chạp, gây cản trở đến ngành du lịch cả quốc tế và nội địa trên hòn đảo này.
Linh hồn của hòn đảo
Redi của Diethelm Travel Việt Nam cho biết: “Còn thiếu sự phối hợp trong quá trình đô thị hóa ở Phú Quốc. “Có vẻ như không có kế hoạch tổng thể thích hợp về việc hòn đảo sẽ trông như thế nào trong tương lai và sau khi việc xây dựng ồ ạt dừng lại”.
Mặt khác, nó trông giống như một vở kịch cho nền du lịch đại chúng. Ông Michael Piro, Giám đốc điều hành của Indochina Capital cho biết: “Chính phủ đã làm rất tốt trong việc tạo ra một kịch bản cho nền du lịch đại chúng, cung cấp cho các nhà phát triển các ưu đãi về thuế, ưu đãi miễn thị thực, giảm phí sử dụng đất và những điều tương tự”.
Tuy nhiên, thị trường du lịch đại chúng chưa bao giờ thực sự nằm trong kế hoạch, theo một kế hoạch tổng thể do công ty kiến trúc Wimberly Allison Tong & Goo (WATG) hợp tác với Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Việt Nam thiết kế. Kế hoạch tổng thể năm 2030, được phê duyệt vào tháng 5/2010 đã thiết lập một tầm nhìn rộng lớn với các hướng dẫn thiết kế cho tất cả sự phát triển trong tương lai trên đảo.
Kế hoạch tổng thể là thiết kế “một điểm đến du lịch sinh thái mang đẳng cấp thế giới” phù hợp với danh hiệu Khu Dự trữ Sinh quyển Toàn cầu được UNESCO công nhận của hòn đảo. Bên cạnh đó, trang web của WATG cũng khuyến khích việc “xem xét cẩn thận” các hệ sinh thái của Phú Quốc và “tăng trưởng cân đối ngành du lịch”.
Dịp Lễ 30/4-1/5 sắp đến rồi, nếu bạn có thắc mắc hoặc quan tâm về Tour đảo Phú Quốc thì có thể tham khảo đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi để tìm kiếm cho mình một tour du lịch ưng ý cùng gia đình nhé.